BÍ QUYẾT XÂY NHÀ TIẾT KIỆM NHƯNG VẪN ĐẢM BẢO CHẮC MÓNG, BỀN TƯỜNG
Làm thế nào để xây nhà tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo móng nhà chắc chắn, tường nhà bền đẹp và tổng thể đạt tính thẩm mỹ cao là bài toán mà nhiều người quan tâm.
Xây nhà tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng
Xây nhà gồm có 3 giai đoạn là chuẩn bị, khởi công và hoàn thiện. Mỗi giai đoạn đều có những điều cần lưu ý đặc biệt và quan trọng nhất là giai đoạn chuẩn bị.
Giai đoạn chuẩn bị xây nhà
Xác định rõ mục tiêu, nhu cầu sử dụng
Cần nghiên cứu, xác định chính xác và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên cho từng mục tiêu sử dụng của ngôi nhà mà mình đang có dự định xây dựng để sau này có thể làm việc với kiến trúc sư một cách cụ thể, rõ ràng.
Các câu hỏi cần đặt ra để xác định như:
• Nhà được dùng để ở hay có kết hợp kinh doanh/cho thuê?
• Muốn xây nhà cao tầng, xây biệt thự hay xây nhà phố?
• Nhà có bao nhiêu người? Dự tính muốn làm bao nhiêu phòng?
• Có dự tính tương lai thêm thành viên không?
• Có lưu ý gì đặc biệt về vị trí các phòng không? (vd: Phòng bếp không nằm ngay cạnh toilet…)
• Có nhu cầu nâng cao nào khác không? (vd: hồ bơi, nhà kho, gara…)
Trang bị kiến thức cơ bản về xây dựng
Để có thể tỉnh táo trước những trường hợp bị độn giả, hạn chế các tình huống phát sinh quá nhiều lúc thi công và đặc biệt là lựa chọn được đơn vị thiết kế/thi công phù hợp thì trang bị kiến thức cơ bản về xây dựng là điều cần thiết. Những kiến thức, khái niệm cơ bản bạn cần quan tâm như: phần thô, các loại móng nhà, cách tính diện tích sàn xây dựng, cách đọc bản vẽ thiết kế…
Lựa chọn phong cách thiết kế
Phong cách thiết kế nhà sẽ quyết định phần lớn số tiền bạn bỏ ra cho việc xây cất nhà. Ví dụ như xây nhà phong cách cổ điển cầu kỳ bao giờ cũng lớn hơn so với chi phí xây nhà cấp 4, nhà ống hiện đại…
Để có thể tối ưu chi phí nhất thì hãy lựa chọn phong cách thiết kế đơn giản, hiện đại đáp ứng nhiều công năng trên từng diện tích xây dựng.
Lập ước tính ngân sách
Một số câu hỏi cần tự đặt ra như:
• Ngân sách tổng mà bạn dành cho việc xây nhà tối đa là bao nhiêu? Từ đó, chỉ nên sử dụng 70% số tiền để xây dựng, 30% còn lại dùng dự trù phòng khi phát sinh chi phí ngoài
• Diện tích xây dựng mong muốn là bao nhiêu?
• Bạn sẽ dành ngân sách cho phần thiết kế là bao nhiêu? Và bao nhiêu là cho phần xây cất nhà? Cần cân nhắc kỹ lưỡng các khoản chi phí cho: Vật liệu xây dựng, nhân công, trang thiết bị nội thất...
Lập ước tính ngân sách ngay từ đầu để có một kế hoạch rõ ràng, một mức cụ thể để chuẩn bị từ trước
Tìm kiếm đơn vị thiết kế, nhà thầu uy tín
Bạn có thể lựa chọn riêng lẻ đơn vị thiết kế riêng, nhà thầu riêng hoặc tìm cùng một chỗ. Nhưng điều kiện tiên quyết là hãy tìm một công ty thiết kế/nhà thầu giàu kinh nghiệm, uy tín và phù hợp với gu thẩm mỹ, nhu cầu sử dụng của bạn. Hãy đi xem những công trình mà họ đã thực hiện để đánh giá trình độ lẫn chất lượng công trình.
Ngoài ra, bạn nên trao đổi chi tiết về những yêu cầu cho căn nhà để đơn vị tư vấn thi công nắm bắt rõ ràng. Người có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm sẽ giúp bạn tìm ra một phương án tối ưu, phù hợp với mức ngân sách, vừa tránh được việc phát sinh chi phí trong quá trình làm vừa tránh được tranh chấp sau này.
Lựa chọn dịch vụ phù hợp nhu cầu
Hiện nay, các đơn vị thiết kế/thi công cung cấp rất nhiều dịch vụ như: Xây nhà trọn gói, xây nhà phần thô, cải tạo sửa chữa nhà,… Hãy quay lại bước xác định rõ mục tiêu, nhu cầu để có thể lựa chọn dịch vụ nào thật sự phù hợp với bản thân và ngân sách của mình.
Xây nhà trọn gói sẽ thích hợp cho những cá nhân quá bận rộn với công việc riêng, chưa có kiến thức về xây dựng và muốn nhà thầu thực hiện trọn gói từ A-Z, chỉ việc dọn vào ở. Còn với xây nhà phần thô là thi công hoàn thiện bộ khung cho ngôi nhà như trong hồ sơ thiết kế thi công gồm: kết cấu bê tông cốt thép (Móng, dầm, sàn, cột),… sẽ hợp với nhu cầu đầu tư, cho thuê…
Tìm đơn vị thiết kế/nhà thầu uy tín cùng dịch vụ phù hợp
Giai đoạn khởi công xây nhà
Tính toán thời gian kỹ lưỡng
Nên bắt đầu thi công vào mùa nắng khô ráo để quá trình xây nhà không bị gián đoạn. Đặc biệt cần lưu ý đến tốc độ thi công để giảm được những chi phí như thất thoát vật tư, trượt giá, điện, nước...
Lựa chọn vật liệu xây dựng tốt
Nên chủ động làm việc với nhà thầu về khối lượng và từng loại vật liệu xây dựng để chọn lựa những thương hiệu uy tín có chất lượng tốt và giá cả hợp lý. Ví dụ, khi chọn xi măng, cần chú ý đến loại phù hợp với mục đích sử dụng và nên ưu tiên những thương hiệu uy tín như xi măng INSEE để đảm bảo hiệu quả công việc. Cần đảm bảo tránh tình trạng mua thừa, chất đống và mất kiểm soát.
Tận dụng vật liệu có thể tái sử dụng
Giai đoạn hoàn thiện
Giám sát kỹ lưỡng kết quả công trình
Cần giám sát thi công chặt chẽ để phát hiện sớm sai sót và kịp thời khắc phục, tránh phát sinh chi phí sửa chữa sau này.
Lựa chọn vật liệu nội thất, ngoại thất phù hợp
Nếu cần tiết kiệm chi phí thì bạn hông nên lựa chọn những vật liệu xa xỉ mà có thể cân nhắc đến những vật liệu thay thế như xi măng giả gỗ có thể thay thế cho gỗ tự nhiên...Ngoài ra, bạn không nên mua tất cả một lần khi ngân sách không cho phép mà thay vào đó hãy chọn những vật liệu thật sự cần thiết, sau đó có thể sắm sửa dần.