Siam City Cement (Vietnam) Limited vietnam

INSEE VIỆT NAM LUÔN ĐÁP ỨNG NHU CẦU VÀ SẢN XUẤT XANH

2566-06-23
 
Hình: Ông Eamon John Ginley - Tổng Giám đốc INSEE Việt Nam
 
1. Ông có nhận xét gì về những thách thức của thị trường vật liệu xây dựng hiện nay?
Ngành Vật liệu xây dựng phải đối mặt với rất nhiều thách thức nghiêm trọng từ cả phía cung và cầu trong những năm gần đây:

Từ phía cung:

  • Đối với các vật liệu xây dựng cơ bản như xi măng, thép, v.v., chi phí đầu vào tăng, đặc biệt là giá than và các năng lượng khác, đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận một cách nhanh chóng và đáng kể, điều này khiến nhiều nhà sản xuất lâm vào tình trạng hoạt động thua lỗ, thậm chí buộc phải cắt giảm và/hoặc đóng cửa các dây chuyền sản xuất. Việc tăng giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ gây thêm áp lực lên lợi nhuận và việc tăng giá là cần thiết để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường vật liệu xây dựng vẫn tạo ra lợi nhuận. Việt Nam cần các sản phẩm xi măng để phát triển, nhưng hoạt động kinh doanh và sản xuất xi măng đòi hỏi nhiều vốn đầu tư cho các nhà máy và phải mất nhiều năm mới có thể hoàn vốn. Vì vậy, các công ty sản xuất vật liệu cần phải có mức lợi nhuận hợp lý để đảm bảo nguồn cung bền vững và tin cậy trong dài hạn.
 
Từ phía nhu cầu thị trường 
  • Nhu cầu xi măng ở miền Nam Việt Nam giảm so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt kể từ Quý 4 năm 2022, khi các vấn đề về thị trường Trái phiếu Doanh nghiệp càng xuất hiện rõ ràng hơn. Áp lực từ vấn đề này đối với ngành Bất động sản đã khiến các ngành liên đới trong lĩnh vực xây dựng phát triển chậm đáng kể. Việc thiếu thanh khoản đối với lĩnh vực bất động sản cũng dẫn đến tình trạng các đối tác trong kênh cung cấp xi măng thường ngần ngại mở rộng thêm các khoản tín dụng cho nhà bán lẻ, v.v. điều này càng tạo nên áp lực cho các công ty kinh doanh và sản xuất trong Ngành. 
2. Theo tôi được biết, nguồn sản xuất clinker đang có sự mất cân bằng rõ rệt ở 2 thị trường Nam và Bắc, điều đó gây nên những hệ lụy gì?
Clinker là thành phần chính trong xi măng và được sản xuất tại các nhà máy xi măng sử dụng đất sét, và đá vôi làm nguyên liệu thô. Hiện nay, số lượng các nhà máy sản xuất clinker ở khu vực phía Bắc lớn hơn đáng kể so với khu vực miền Nam Việt Nam.
Tuy nhiên, khoảng cách vận chuyển và các phụ phí để vận chuyển clinker từ Bắc vào Nam là rất lớn, điều đó có nghĩa là việc sản xuất clinker tại địa phương để tạo nguồn cung xi măng ở miền Nam Việt Nam là giải pháp bền vững và tối ưu chi phí. Đây cũng là giải pháp hướng đến môi trường tốt nhất, vì lượng phát thải CO2 trong quá trình vận chuyển nguyên liệu từ các nhà máy phía Bắc cho quãng đường 1.600 – 1.800 km là rất lớn, đặc biệt khi các nhà máy này không sử dụng nhiều nhiên liệu thay thế để thay thế than trong quy trình sản xuất. Tại INSEE, quy trình sản xuất của chúng tôi sử dụng nhiên liệu thay thế than lên tới 40%, đây không chỉ là giải pháp bền vững hiệu quả cho các vấn đề về chất thải và đồng thời giảm phát thải CO2 cho các sản phẩm xi măng của INSEE.
 
Để giải quyết các vấn đề được liệt kê ở trên, hiện INSEE đang trong quá trình hoàn tất các giấy phép cần thiết cho việc mở rộng dây chuyền sản xuất clinker 2 tại nhà máy Hòn Chông. Dự án sẽ được đầu tư các công nghệ sản xuất xi măng mới nhất để phục vụ tốt hơn cho các khách hàng ở khu vực miền Nam Việt Nam.
 
3. Vậy nếu Dây chuyền 2 đưa vào hoạt động thì sẽ đóng góp gì cho sự phát triển của Tỉnh Kiên Giang?
Khi Dây chuyền Hòn Chông 2 đi vào hoạt động sẽ đóng góp nhiều hơn thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách của tỉnh cũng như tạo ra nhiều hơn cơ hội việc làm cho các người dân với dây chuyền mới hoạt động, sẽ mở ra nhiều cơ hội cộng tác hơn cho các nhà thầu cũng như nhà cung cấp – những cộng sự góp phần tạo nên thành công cho doanh nghiệp. 
 
Ngoài ra, Dây chuyền 2 cũng sẽ giúp củng cố các hoạt động tổng thể của INSEE tại Hòn Chông, với lịch sử tự hào 25 năm đóng góp cho Chính quyền và Cộng đồng địa phương trong việc luôn nỗ lực đạt được hiệu quả tốt nhất không chỉ từ khía cạnh môi trường và vận hành nhà máy, mà còn từ góc độ phát triển con người. Con người là tài sản quan trọng nhất của INSEE và chúng tôi sẽ tiếp tục mang đến sự phát triển cũng như những cơ hội việc làm cho người dân tỉnh Kiên Giang. Cụ thể, hiện Nhà máy INSEE Hòn Chông đang có gần 400 nhân viên hoạt động và duy trì sự vận hành của nhà máy, hầu hết trong số họ đều đến từ khu vực Kiên Giang và các tỉnh lân cận. Bênh cạnh đó, INSEE còn liên tục triển khai Chương trình đào tạo nghề tại doanh nghiệp (EVE), đây là một minh chứng điển hình cho cam kết phát triển nguồn lao động tại địa phương, sau 22 năm triển khai, INSEE đã đào tạo 253 học viên với tỷ lệ 100% đều đến từ tỉnh Kiên Giang và 70% trong số họ đều chọn tiếp tục đồng hành cùng INSEE cho đến hôm nay.
 
Dây chuyền 2 nhà máy Hòn Chông sau khi đi vào hoạt động sẽ đảm bảo sự hiện diện và phát triển mạnh mẽ hơn nữa của INSEE với Cộng đồng địa phương trong nhiều năm tới.
 
4. Là một nhà đầu tư lâu năm tại đây, ông có thể chia sẻ cảm nghĩ về môi trường đầu tư tại tỉnh Kiên Giang được không ạ?
  • Năm 2022 đánh dấu kỷ niệm 25 năm thành lập nhà máy xi măng Hòn Chông của chúng tôi. Đây là một ví dụ điển hình cho dự án FDI thành công tại khu vực tỉnh Kiên Giang với tổng vốn đầu tư lên đến khoảng 7.100 tỷ đồng tính đến cuối năm 2022.
  • Vào năm 2019, INSEE Việt Nam đã được UBND tỉnh Kiên Giang trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Dây chuyền Hòn Chông 2 & 3 nhằm mở rộng công suất sản xuất clinker của chúng tôi. Đây được xem là một trong những bước ngoặt giúp INSEE có những bước tiến xa hơn trong tương lai.
  • Chúng tôi đã và đang nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ UBND, các sở ban ngành như Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên & Môi trường, v.v. tại tỉnh Kiên Giang, cũng như sự quan tâm, giúp đỡ sát sao của UBND huyện Kiên Lương, người dân thuộc các xã Bình An và Bình Trị. 
  • INSEE rất mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ không ngừng từ phía địa phương trong quá trình chúng tôi hoàn thiện các quy trình pháp lý để xây dựng Dây chuyền 2 tại nhà máy Hòn Chông trên địa bàn tỉnh.